Tái cấu trúc không gian phát triển, tạo động lực cho tăng trưởng sau sắp xếp đơn vị hành chính
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ có tác động lớn, là cơ hội để tái cấu trúc lại không gian phát triển, tạo ra không gian phát triển kinh tế- xã hội lớn hơn. Khi tổ chức đơn vị hành chính cấp tỉnh với quy mô lớn hơn sẽ tạo dư địa lớn cho các phát triển kinh tế, đầu tư, liên kết vùng, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các địa phương...
Ảnh minh họa
Tại cuộc Họp báo quốc tế về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra tại Hà Nội ngày 17/6, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đã đặt câu hỏi về các bước chuẩn bị của Việt Nam❀ để sớm đưa vào vận hành hiệu lực, hiệu quả tổ chức bộ máy mới, về những vướng mắc khó khăn trong quá trình điều chỉnh hiện nay và các giải pháp để tháo gỡ.
Cùng với đó, việc thông qua Nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh/tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp được kỳ vọng sẽ tạo những tác động tích cực như thế nào tới đời sống xã hội, kinh tế của Việt Nam cũng được các cơ quan báo chí nêu ra.THÁO GỠ NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC ĐỂ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH MỚI
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hả🌃i Long ch﷽o biết để thực hiện chủ trương lớn, có tính chiến lược này, trong thời gian qua, Việt Nam đã có sự chuẩn bị đồng bộ, chặt chẽ và toàn diện, thể hiện tinh thần chủ động và tích cực.
Về cơ sở pháp lý, Quốc hội, Chính phủ đã tích cực rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và nhiều đạo luật quan trọng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ công chức, nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.Ngoài ra, hệ thống văn bản dưới luật như các nghị định, thông tư hướng dẫn cũng được ban hành kịp thời, đảm bảo đồng bộ với thời điểm vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp mới.Về chuẩn bị nhân sự, bộ máy, Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng các phương án bố trí nhân sự phù hợp sau sắp xếp. Đặc biệt, chú trọng lựa chọn đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ, am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm quản lý để đ𓆉ảm đương nhiệm vụ tại cấp ꦺxã– cấp chính quyền trực tiếp với người dân.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long: Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng tôi tin tưởng, từ tháng 7 tới, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố và 3.321 đơn vị hành chính cấp xã sẽ vận hành thông suốt, liên tục.
Việc phân công cán bộ cũng bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, gắn với vị trí việc làm, sẵn sàng tiếp nhận thêm thẩm quyền được phân cấp. Đồng thời, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ triển khai với chức năng, nhiệm vụ mới.Bên cạnh đó, Chính phủ đã quan tâm bố trí, nâng cấp trụ sở, trang thiết bị làm việc, đặc biệt là hạ tầng công nghệ số. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin được đảm bảo kết nối liên thông đến 3.321 đơn vị hành chính cấp xã, tạo điều kiện cho việc vận hành chính quyền số, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Bên cạnh đó, quan tâm chú trọng bố trí nhà công vụ, sắp xếp lại trụ sở làm việc để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, làm việc cho cán bộ công chức sau sáp nhập.Chính phủ đã xây dựng các kế hoạch chi tiết, rõ ràng từng bước, từng người, từng khâu. Các kế hoạch này được công khai và gửi tới các cơ quan liên quan để đảm bảo triển khai đồng bộ, hiệu quả."Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, chúng tôi tin tưởng rằng, từ tháng 7 tới, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố và 3.321 đơn vị hành chính cấp xã sẽ vận hành thông suốt, liên tục" - ông Long nói.Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng thẳng thắn nhận định, quá trình triển khai mô hình mới có gặp những vướng mắc. Khi chuyển từ mô hình ba cấp xuống hai cấp, đòi hỏi phải điều chỉnh toàn bộ hệ thống pháp lý, từ Hiến pháp đến các văn bản luật và dưới luật, trong thời gian rất ngắn mà vẫn phải đảm bảo không tạo ra khoảng trống pháp lý.Để giải quyết vấn đề này, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã nỗ lực chưa từng có để ban hành khối lượng lớn văn bản quy phạm trong thời gian ngắn.Bên cạnh đó là tâm tư của đội ngũ cán bộ, công chức khi tổ chức lại bộ máy. Chính phủ đã quan tâm công tác tư tưởng, xây dựng chính sách hỗ trợ, giải quyết thỏa đáng đối với những trường hợp bị ảnh hưởng do tinh giản biên chế.Ngoài ra, cấp xã trong mô hình mới không chỉ là cấp gần dân nhất, mà còn trực tiếp giải quyết nhiều công việc hơn với yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn, sát dân hơn. Vì vậy, việc tăng cường đào tạo, bổi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cấp xã cũng là ưu tiên trong thời gian tới.TẠO RA KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI LỚN HƠN
Làm rõ hơn về những tác động tích cực của mô hình chính quyền mới, Thứ trưởng Trương Hải Long nhấn mạnh, việc tổ chức lại đơn vị hành chính, giảm từ 63 xuống còn 34 tỉnh, cùng với mô hình chính quyền hai cấp sẽ có tác động lớn, là cơ hội để tái cấu trúc lại không gian phát triển, tạo cơ hội cạnh tranh mới, tốt hơn cho Việt Nam trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới.Khi tổ chức đơn vị hành chính cấp tỉnh với quy mô lớn hơn sẽ tạo dư địa lớn cho các phát triển kinh tế, đầu tư, liên kết vùng, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các địa phương.Bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Chính quyền địa phương hai cấp “sát dân, gần dân” cũng giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời đặt ra yêu cầu Chính phủ phải thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ trong hiện đại hóa quản trị quốc gia cũng như địa phương…Chia sẻ thêm về những nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng nêu rõ, việc sắp xếp bộ máy chính quyền 2 cấp nhằm tạo môi trường kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng cao đã đặt ra.Thứ trưởng Hồ Sỹ Hùng.