Ông Hoàng Văn Nam, nhà ở ngay mặt tiền quốc lộ 55 đoạn qua trung tâm thôn 2 xã nông thôn mới Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân phản ánh: 'Một trụ đèn leb nằm ngay quốc lộ 55 đoạn qua trung tâm thôn 2 cách UBND xã nông thôn mới Sơn Mỹ khoảng 500m, đã qua hai Tết Nguyên đán rồi mà không sáng, không đảm bảo an toàn giao thông trên đoạn này. Chúng tôi đã kiến nghị qua các buổi tiếp xúc cử tri rồi nhưng đến nay chưa được sửa chữa'.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn xác định xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương lớn, có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Trong đó, công tác bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) là một trong những nội dung, tiêu chí quan trọng trong XDNTM.
Theo thống kê từ UBND huyện Vĩnh Cửu, trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện, Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh các phong trào thi đua của hội nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong tham gia xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Ngày 17/6/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận huyện Thường Tín, Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Đây là kết quả xứng đáng sau hơn 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, phản ánh nỗ lực không ngừng của chính quyền và người dân trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế phát triển và xây dựng môi trường bền vững.
Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Sáng 17/6, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Phong trào thi đua giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đã xác định rõ, muốn NTM thực chất và bền vững thì trước hết người dân phải có sinh kế ổn định, thu nhập khá và đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao. Từ tư tưởng chỉ đạo đó, các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt hành động bằng những giải pháp bài bản, sáng tạo và linh hoạt, đưa Nam Định trở thành điểm sáng trong cả nước về cải thiện sinh kế theo hướng toàn diện và hiện đại.
Ngày 17/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1181/QĐ-TTg công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Quyết định số 1170/QĐ-TTg công nhận huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Ngày 17-6, chùa Tường Nguyên (TP.HCM) đã tổ chức khánh thành và khởi công xây dựng 3 cây cầu bê-tông nông thôn Tường Nguyên 546 - 549 - 551 tại tỉnh Long An.
Với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ, trong nhiều năm qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn tỉnh được đánh giá là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều hộ nghèo đã được thụ hưởng chính sách, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Ngày 17-6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1170/QĐ-TTg công nhận huyện Hóc Môn, TPHCM đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thời gian qua, công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Bình quan tâm sâu sát. Trong đó, hệ thống văn bản được ban hành đầy đủ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện. Việc phối hợp triển khai giữa cơ quan chủ trì chương trình với các sở, ngành, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, hình ảnh màu áo xanh tình nguyện đã trở nên quen thuộc với người dân. Tuổi trẻ Long An không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động mà còn xung kích thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần hiệu quả vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại các địa phương tỉnh Long An.
Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, những tháng đầu năm 2025, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) còn nhiều diễn biến phức tạp; trong đó, TNGT liên quan đến nồng độ cồn xảy ra tại khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, đồng bộ với bộ máy 34 tỉnh thành mới, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 Trung ương chỉ đạo nhanh chóng kiện toàn Tổ Thường trực BCĐ cấp tỉnh, BCĐ cấp xã.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Bắc Giang. Với cách làm bài bản, có trọng tâm và phù hợp với điều kiện địa phương, giai đoạn 2021–2025 đã ghi nhận nhiều dấu ấn rõ nét.
Sáng 17/6, Sở Công thương Hà Nội khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ-sơn son thếp vàng năm 2025 tại 'Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô' (176 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1170/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Sáng 17-6, Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thếp vàng năm 2025 đã khai mạc.
Nhằm hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề ngành gốm sứ, sơn son thiếp vàng quảng bá tiêu thụ sản phẩm, ngày 17/6, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Triển lãm 'Chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thếp vàng 2025'.
Huyện Đông Anh (Hà Nội) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016. Trong quá trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, địa phương này đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao đời sống cho nhân dân, trong đó có việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
Sáng 17-6, UBND thị xã Bình Long tổ chức công bố xã Thanh Phú đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Phó Giám đốc Sở Y tế Văn Thanh Bình thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ.
Những năm gần đây, TP. Phổ Yên không chỉ có sự phát triển vượt bậc về đô thị, mà còn là một trong những địa phương đi đầu của tỉnh về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân chính là những động lực lớn.
Sáng nay (17/6), Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tổ chức thẩm định, xét đề nghị công nhận các xã: Thanh Xương và Noong Hẹt (huyện Điện Biên) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về giáo dục năm 2024.
Với sự quyết tâm, nỗ lực lớn, Đảng bộ và Nhân dân xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn từng bước khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để chung sức, đồng lòng xây dựng xã nông thôn mới (NTM). Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn phát triển, đời sống người dân được nâng cao.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Với bước đi vững chắc, cách làm bài bản và sáng tạo đã giúp Nam Định không chỉ là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới, mà còn vươn lên trở thành hình mẫu tiêu biểu trong giai đoạn nâng cao và kiểu mẫu.
Thời gian qua, huyện Lạc Thủy chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) tích cực lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh ngăn chặn hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng ĐBDTTS.
Có dịp lên xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc), cảm nhận rõ sự đổi thay tích cực trên từng tuyến đường, xóm làng. Dưới sự lãnh đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) bước vào giai đoạn tăng tốc. Với quyết tâm cao, xã đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu về đích NTM đúng lộ trình.
Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải 'bài toán' nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.
Giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Yên Châu đã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách, hỗ trợ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững, diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc.
Hội đồng Thẩm định Trung ương vừa họp, thống nhất bỏ phiếu công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố năm 2024. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước đạt đủ 8/8 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 77 làng nghề, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Với nỗ lực học tập để nâng cao trình độ tay nghề, phù hợp với xu thế, người lao động có cơ hội đạt được mức thu nhập tốt hơn ở cùng một đơn vị sản phẩm.
Năng lượng tích cực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đưa Tuyên Quang sớm trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông đã có nhà ở kiên cố, sinh kế ổn định để thoát nghèo bền vững. Các chính sách giảm nghèo đa chiều còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa với khu vực đô thị phát triển.
900 m2 đất là ước mơ của nhiều người trong quãng đời mưu sinh. Nhưng 'tấc đất - tấc vàng' đó đã được bà Hà Thị Bàn, xã Tân An (Chiêm Hóa) tình nguyện hiến để mở rộng đường giao thông nông thôn và tặng đất cho hộ nghèo xây dựng nhà ở.
Thành phố Hà Nội quy định tiêu chí chất lượng, kiểm tra và nghiệm thu các dịch vụ công sử dụng ngân sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đây là 4 tập thể có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua 'Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới' giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hà Tĩnh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ.
Năm 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Hòa (TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã tập trung xây dựng xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Với quyết tâm chính trị cao, sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Thanh Hòa đã có sự chuyển mình về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh. Xã Thanh Hòa hôm nay khởi sắc với hạ tầng nông thôn được đầu tư hoàn thiện, đời sống kinh tế được nâng cao và mỗi người dân đều phấn khởi, tự hào trước đổi thay của quê hương.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn từ năm 2010 đến nay, huyện Long Thành đã huy động hơn 35 ngàn tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ.
Trong kỷ nguyên số, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc đổi mới và phát triển hệ thống thanh toán điện tử (thanh toán không dùng tiền mặt) không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng để xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại, minh bạch và bền vững. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu, nhiều năm qua, Agribank đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ; phổ biến thanh toán điện tử ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; từng bước góp phần thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, đóng góp lớn vào công cuộc chuyển đổi số ngành ngân hàng, phát triển kinh tế số và xã hội số của đất nước.
Ngày 16/6, tại thành phố Cần Thơ, Đại sứ quán Ấn Độ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức Lễ khánh thành 2 cầu nông thôn trong Dự án 'Xây dựng cầu giao thông nông thôn tại các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn quận, huyện của thành phố' thuộc Chương trình tác động nhanh do Chính phủ Ấn Độ tài trợ thông qua Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam.